Tích hợp nhiều tính năng hiện đại với ưu điểm vượt trội, màn hình tương tác thông minh đã nhanh chóng trở thành công cụ đắc lực trong công tác giảng dạy, mang đến những bài học sống động và cuốn hút học sinh. Đây được xem là bước tiến mới trong công tác giảng dạy tại các trường học ở Việt Nam.
Màn hình tương tác là công nghệ đang ngày càng được áp dụng trong giáo dục hiện đại. Với khả năng tương tác và tính thẩm mỹ cao, màn hình tương tác đã giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, tạo ra những trải nghiệm học tập mới mẻ và thú vị cho học sinh.
Màn hình tương tác là một loại màn hình kỹ thuật số có khả năng nhận diện và phản hồi đến các lệnh và hành động của người dùng thông qua tương tác trực tiếp. Tùy vào tính năng và kích thước của màn hình, người dùng có thể sử dụng ngón tay, bút hoặc các công cụ tương tác khác để tương tác với màn hình.
Trong giáo dục, màn hình tương tác được sử dụng để thay thế cho bảng đen truyền thống, giúp giáo viên có thể trình bày bài giảng một cách sinh động và tương tác hơn với học sinh. Đồng thời, màn hình tương tác cũng được sử dụng để cung cấp những trải nghiệm học tập mới mẻ cho học sinh thông qua các ứng dụng giáo dục và trò chơi tương tác.
Lợi ích của màn hình tương tác trong giáo dục
Từ lâu, các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nga, Anh, Pháp…đã ứng dụng công nghệ cao trong việc dạy học và được xem là mô hình kiểu mẫu trong phương pháp giảng dạy. Trong đó, ứng dụng công nghệ màn hình tương tác thông minh rất phổ biến giúp tăng cường tính tương tác giữa giáo viên, học sinh cũng như giữa học sinh với nhau.
Phương pháp giảng dạy này mang đến những ưu điểm tích cực như tạo hứng thú cho cả thầy và trò nhờ sự truyền đạt, tiếp nhận bài học thông qua các hình thức phong phú như âm thanh, hình ảnh; giúp học sinh ghi nhớ và tiếp thu bài tốt hơn. Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ trong dạy học còn giúp giáo viên giảm nhẹ việc thuyết giảng và có nhiều thời gian hơn để thảo luận và trao đổi với học sinh.
Cụ thể, trước đây với tiết học Toán hoặc Vật lý, giáo viên gặp không ít khó khăn khi giảng dạy các bài học liên quan đến biểu đồ hay vẽ sơ đồ. Thế nhưng từ khi có các thiết bị công nghệ như tivi, máy chiếu và sau này là màn hình tương tác thông minh thì việc giảng dạy trở nên đơn giản, thuận tiện hơn. Các giáo viên sẽ vẽ đồ thị hay bản phác thảo trên máy tính, sau đó chiếu cho học sinh xem.
Đối với môn ngoại ngữ, thay vì phải giải thích nghĩa của các từ mới bằng lời, giáo viên có thể phát một đoạn phim để giúp học sinh hiểu cách sử dụng các từ đó ở trong ngữ cảnh cụ thể. Hay với môn Ngữ văn, ví dụ khi học về tác phẩm ‘Chí Phèo’, giáo viên có thể trình chiếu một đoạn phim ngắn chuyển thể từ tác phẩm để học sinh dễ dàng mường tượng ngoại hình của Chí Phèo, Thị Nở cũng như nắm rõ hơn về bối cảnh của làng Vũ Đại lúc bấy giờ.
Trước đây, bảng tương tác đã từng được đưa vào phục vụ công tác giảng dạy tại các trường học ở Việt nam. Tuy nhiên bộ bảng tương tác truyền thống này vẫn còn nhiều nhược điểm, cụ thể như lắp đặt cồng kềnh (bảng tương tác, máy chiếu, máy vi tính, loa, phụ kiện kết nối… ), không sử dụng được trong phòng có ánh sáng cao, tuổi thọ thấp, hình ảnh không sắc nét, dễ bị lệch điểm cảm ứng, xuất hiện bóng của người dùng lên bảng khi sử dụng…
Để khắc phục những nhược điểm của bảng tương tác truyền thống, các nhà sản xuất đã phát minh ra một thiết bị hoàn toàn mới. Đó là màn hình tương tác thông minh – sản phẩm được đông đảo khách hàng Việt Nam ưu tiên lựa chọn, đặc biệt trong giáo dục (các Trường quốc tế, trung tâm ngoại ngữ, các Trường công lập) và các doanh nghiệp.